Phương pháp chống thấm trần nhà bị nứt

Các công trình xây dựng đã trải qua thời gian dài hoặc có thể do gặp nhiều nguyên nhân khác có thể xảy ra tình trạng trần nhà bị nứt, gãy tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây hiện tượng thấm dột mạnh , ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình, gây ố mốc và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của con người. Vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải làm gì ? Cách chống thấm trần nhà bị nứt như thế nào cho phù hợp ? Đơn vị chống thấm dột nào có uy tín để bạn có thể tin tưởng giao phó căn nhà của bạn?

Chúng tôi là một trong những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm hàng đầu để bạn có thể tin tưởng giao phó công việc. Chuyên ngành của chúng tôi là chống thấm dột cho tất cả những hạng mục của các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp . Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành chống thấm dột, sở hữu nhiều máy móc, công nghệ và vật liệu hiện đại, với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên hàng đầu, chúng tôi tự tin có thể xử lý chống thấm cho công trình của bạn với hiệu quả chống thấm triệt để và bảo hành dài hạn. Riêng với trường hợp thấm dột do trần nhà bị nứt , có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này :

Do chất lượng bê tông không đảm bảo, dẫn đến độ co ngót, giãn nở không đồng đều, điều này khiến trần nhà xuất hiện nhiều vết nứt từ nhỏ đến lớn.

Công trình lâu năm, trần nhà phải chịu trực tiếp sự khắc nghiệt của thời tiết trong thời gian dài.

Do nền móng công trình không đồng đều, độ sụt lún không đều, trường hợp này không chỉ trần nhà mà những vết nứt còn xuất hiện trên tường, góc tường, …Thường những vết nứt này tương đối lớn.

Do tính toán kết cấu chịu lực không chính xác, hoặc khi lên thêm tầng, … cũng ảnh hưởng đến kết cấu công trình và trần nhà.

Vì những lý do chủ quan hay khách quan như trên, trần nhà có thể bị nứt và xảy ra tình trạng thấm dột. Vậy cách chống thấm trần nhà bị nứt như thế nào? Mời các bạn tham khảo :

Kiểm tra cụ thể từng khu vực bị nứt, đánh giá tình trạng và tìm hiểu nguyên nhân gây nứt trần nhà.

Tiến hành thi công bề mặt để tạo độ bám cho vật liệu chống thấm bằng cách đục bỏ những chỗ ố mốc trên trần nhà, tường , đục bỏ những chỗ vữa liên kết kém, đối với những vết nứt sâu, cần đục hình chữ V sâu ít nhất 1,5 cm.

Vệ sinh sạch sẽ bằng nước hoặc các loại máy hút công nghiệp, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, tạo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm sau này.

Trám bề đầy bề mặt vết nứt bằng vật liệu chống thấm có khả năng giãn nở cao.

Tiếp đó quá trình hoàn thiện bề mặt, có thể dùng thêm các loại phụ gia chống thấm để tăng thêm khả năng chống thấm và nâng cao độ vững chắc của chỗ bị rạn nứt.

Về vật liệu thi công chống thấm thì có rất nhiều lựa chọn mang lại hiệu quả cao, tùy theo trường hợp cụ thể chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những loại vật liệu mang lại hiệu quả tốt , giá rẻ để tiết kiệm cho khách hàng.

 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[contact-form-7 id=”78″ title=”Contact”]


Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *