Tìm hiểu về Dương Lịch và Âm Lịch

Nhiều người vẫn còn mơ hồ hoặc không hiểu rõ về âm lịch và dương lịch thì ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về dương lịch và âm lịch một cách chi tiết nhất.

DƯƠNG LỊCH

Dương lịch là lịch quốc tế thông dụng hiện nay, gọi là lịch Gregorius. Trung Quốc bắt đầu áp dụng cách tính Dương lịch từ sau cách mạng Tân Hợi, và chính thức sử dụng từ năm 1949. Tiền thân của Dương Lịch là lịch Julius. Trên thực tế vòng trái đất quay quanh mặt trời là 365,24219 ngày (năm thái dương), nếu theo cách một năm có 365 ngày thì mỗi năm thiếu mất 0,24219 ngày, cứ cách bốn năm lại thiếu 0,96876 ngày, cách 400 năm lại thiếu 96,876 ngày. Bởi vậy, trong vòng 400 năm phải đặt ra 97 năm nhuận, vào năm nhuận thì thêm một ngày vào cuối tháng 2, cả năm có 366 ngày. Như vậy phải sau 3333 năm mới có xác suất sai lệch 1 ngày. Cách tính năm nhuận như sau:

+ Giả sử là năm chẵn trăm (năm 1600, năm 1700, năm 1800, năm 1900, năm 2000, năm 2100,…) nếu số năm có thể chia hết cho 400 thì là năm nhuận (như năm 1600, năm 2000), còn không thì là thường niên (ví dụ như năm 1700, 1800, 1900, 2100,…);

+ Giả sử không phải năm chẵn (như năm 1993,..) nếu số năm chia hết cho 4 thì là năm nhuận (Ví dụ năm 1992, 1996,..) còn không thì là thường niên (ví dụ năm 1993, 1994, 1995,…).

Như vậy năm dương lịch có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Một năm chia thành 12 tháng, trong đó tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 là tháng đủ, mỗi tháng 31 ngày; tháng 4, 6, 9, 11 là tháng thiếu, mỗi tháng 30 ngày; tháng 2 thường có 28 ngày. Năm nhuận tháng 2 là 29 ngày.

ÂM LỊCH

Cách tính tháng của Âm lịch dựa vào chu kỳ của mặt trăng, ngày sóc là mùng một, tháng theo chu kỳ mặt trăng dài khoảng 29 ngày rưỡi, cho nên trong nông lịch tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Nông lịch có 12 tháng, cả năm có từ 353 – 355 ngày. Năm nhuận có 13 tháng, trong đó tên của tháng nhuận là tên tháng trước đó.

Ví dụ: tháng trước là tháng ba, thì tháng nhuận tiếp theo gọi là nhuận tháng ba.

Năm nhuận có 383 – 385 ngày. Cách sắp xếp tháng nhuận như sau:

+ Tháng nào trong âm lịch không có “trung khí” thì là tháng nhuận. Trung khí chính là: Vũ thuỷ, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu Mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn.

+ Cách tính âm lịch còn dựa vào vị trí mặt trăng chia năm thái dương thành 24 tiết khí, thể hiện sự thay đổi thời tiết nóng lạnh, mưa gió, để tiện cho công việc nhà nông. Cho nên, âm lịch thực chất là Âm Dương lịch kết hợp.

Ngoài ra, để biết thêm về âm dương các bạn có thể xem tại mục: lịch âm dương.


Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *