Kiến thức cần biết khi chọn ánh sáng trong thiết kế nội thất nhà ở

Nếu không gian nội thất là một cô gái thì ánh sáng là thần thái của cô gái ấy, một cô gái rất đẹp nhưng có thần thái ủ rũ thì vẻ đẹp sẽ không được tỏa sáng và ngược lại. Cách chọn ánh sáng trong thiết kế nội thất giúp bạn thiết kế ánh sáng đẹp và hợp lý.

Ánh sáng là yếu tố tác động đến thị giác, sức khỏe và cả tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mỗi không gian chung hay riêng của căn hộ đều có những cách bố trí khác nhau về ánh sáng, yêu cầu về chức năng riêng đòi hỏi người thiết kế nội thất phải có sự hiểu biết và thiết kế ánh sáng nội thất cách hợp lý. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những điều cần biết khi điều phối ánh sáng trong nội thất nhà ở để hiểu thêm về ánh sáng trong thiết kế nội thất

1. Ánh sáng cho khu vực giao thông

Khu vực giao thông, các lối ra vào, cầu thang đều phải được chiếu sáng một cách gián tiếp, với nhiều điểm sáng để tạo không khí thân thiện nhưng lại cần có ánh sáng đầy đủ để không tạo cảm giác hun hút hoang lạnh.

Trong khu vực hành lang, các loại đèn áp tường là loại đèn thích hợp để dẫn dắt lối đi và tạo các vùng sáng cách quãng vừa phải.

Cầu thang là nơi mà cần phải được chiếu sáng đầy đủ, tốt nhất nên dùng đèn trần nếu cầu thang nhà là đường thẳng và dùng đèn vách nếu cầu thang có độ uốn cong lớn, dùng ánh sáng trắng nếu gia đình có người già và trẻ nhỏ.

2. Phòng khách

Phòng khách có nhiều chức năng sử dụng nên ánh sáng phòng khách nên nên bố trí nhiều điểm sáng để có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu của bạn như: đọc sách, uống cafe, tiếp đón khách, thư giãn, xem tivi…Không nên thắp nhiều sáng quanh TV cũng như các mặt gương, kính vì dễ gây ra phản chiếu, gây chói mắt.

Nên sử dụng kết hợp ánh sáng tự nhiên với ánh sáng đèn trong căn phòng, đặc biệt là vào ban ngày phòng khách nên tận dụng tối đa nguồn sáng thiên nhiên càng nhiều càng tốt để tạo cho phòng khách không gian chan hòa với bên ngoài, tạo cảm giác thoáng đãng. Để tạo được điều này nên thiết kế các cửa sổ rộng bằng kính hướng ra phía thoáng của ngôi nhà, hướng có tầm view đẹp.

Để mang đến sự sang trọng, ấm cúng và gần gũi cho ngôi nhà bạn nên sử dụng những đèn chùm kích thước phù hợp cho phòng khách.

Bạn cũng nên quan tâm đến các xu hướng ánh sáng phòng khách thay đổi theo thời gian ví dụ xu hướng thiết kế đưa ánh sáng và gió vào nhà.

3. Khu bếp

Ngoài ánh sáng bố trí chung còn cần có ánh sáng chiếu trực tiếp trên mặt bàn bếp để dễ dàng khi sơ chế và nấu nướng thức ăn. Đối với một số nhà bếp theo kiểu hiện đại mà phần dưới tủ bếp không gắn sát xuống mặt sàn, có thể bố trí cả hệ thống đèn dưới chân bếp, vừa tiện lau chùi sàn vừa tạo ánh sáng độc đáo cho gian bếp của bạn.

4. Phòng ăn

Phòng ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tinh thần của cả gia đình bạn Không nên bố trí đèn trần quá cao vì sẽ tạo nên những bóng tối trên mặt người khi ngồi vào bàn ăn mà nên thắp sáng ở độ cao vừa phải và ở giữa bàn, hoặc dùng loại đèn có thể điều chỉnh lên xuống khi cần. Phòng ăn ánh sáng nên có sự kết hợp giữa ánh sáng trắng và vàng, ánh sáng có màu có sắc ấm như màu vàng, màu da cam tạo sự ấm cúng, ngon miệng

Lựa chọn ánh sáng phù hợp sẽ giúp cho mọi người trong gia đình bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Ở không gian bếp thường dùng ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang để nhìn rõ đồ vật trong bếp khi nội trợ. Phòng ăn nên dùng các kiểu đèn chùm với ánh sáng vàng vừa phải để làm tăng cảm giác ấm cúng và thân mật trong bữa ăn.

5. Phòng ngủ

Nên đặt bóng đèn đầu giường để khi muốn đọc sách sẽ không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, bóng đèn có thể xoay được và điều chỉnh độ sáng to nhỏ khác nhau. Nên dùng chụp đèn nhằm hạn chế sự khuếch tán ánh sáng trong cả phòng.

Trong ngôi nhà nói chung và phòng ngủ nói riêng đều rất cần ánh sáng đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên sẽ làm cho không gian thật hơn, giảm ẩm mốc và bên cạnh đó còn giảm được rất nhiều chi phí cho ngôi nhà của bạn. Bạn chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo trong phòng ngủ giúp bổ sung cho chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ của phòng ngủ nhằm tạo hiệu ứng thẩm mỹ. Để phòng ngủ nhỏ tràn ngập ánh sáng thì nhất thiết phòng của bạn phải có diện tích cửa phù hợp. Diện tích cửa chiếu sáng phải đạt được mức tối thiểu bằng 1/5 diện tích sàn nhà. Ví dụ: Phòng ngủ của bạn có diện tích 10m2 thì diện tích cửa lây sáng của bạn phải đạt được tối thiểu là 2m2.

6. Phòng làm việc

Làm việc tại nhà không quá mệt mỏi, ánh sáng nên được bố trí chiếu từ phía bên cạnh, cách chỗ ngồi làm việc khoảng 60 cm. Luồng sáng cần bố trí theo chiều thuận tay viết và cầm sách để tránh sấp bóng. Khi sử dụng máy tính thì nên dùng loại đèn chiếu có thể xoay hướng để ánh sáng không chiếu trực tiếp vào màn hình gây phản chiếu làm quáng mắt.

Những vị trí như bàn làm việc, bàn học…cần được chiếu sáng hợp lý. Nguồn sáng tự nhiên luôn cho ta sự trung thực và tốt cho mắt khi làm việc vì vậy việc sử dụng ánh sáng tự nhiên luôn được ưu tiên.

Bố trí bàn làm việc tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt hay hướng trực tiếp ra cửa sổ. Nguyên tắc chung khi thiết kế ánh sáng cho phòng làm việc hay cụ thể là bàn làm việc, bàn học hướng chiếu sáng tốt nhất là từ phía tay trái và chếch khoảng 450cm so với mặt bàn của người ngồi làm việc. Hạn chế đặt bàn làm việc tại những khu vực có cửa sổ cao và hẹp, vì các vị trí có ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt hay hướng trực tiếp ra cửa sổ. Khi làm việc bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt sẽ làm bạn căng thẳng thần kinh, giảm hiệu suất của công việc. Trong phòng làm việc nên sử dụng ánh sáng hỗn hợp, vừa có đèn chiếu sáng chung cho cả phòng vừa có đèn chiếu sáng thuận lợi cho khu vực bàn làm việc như vậy sẽ tránh được những tương phản của các bề mặt xung quanh như tường, trần, mặt bàn gây ảnh hưởng không tốt đến mắt của bạn.

7. Phòng tắm

Nếu có gương trên lavabo, bạn nên gắn đèn đi kèm để có thể soi gương vào bất kỳ thời điểm nào bạn muốn. Không gian này, trước đây thường bị các gia chủ bỏ quên do một thời gian dài coi là khu phụ. Xưa nay, tâm lý chung của mọi người khu vực vệ sinh thường được coi là khu phụ trong kiến trúc nội thất. Tuy vậy, khu phụ này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngôi nhà của bạn. Cũng như các phòng ốc khác trong ngôi nhà, khu vực vệ sinh cũng cần được quan tâm để việc bố trí nội thất cũng như việc lấy sáng đạt được hiệu quả cao nhất.

Khai thác nguồn sáng tự nhiên là một đặc điểm mà các không gian khác khó thực hiện được. Nguồn sáng này (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) không chỉ đem lại sự khô ráo mà còn là một điểm nhấn trang trí cho không gian phòng tắm. Đó có thể là một khe sáng, luồng sáng hoặc màn ánh sáng – đi qua các vật liệu – kết hợp với các hoa văn tạo nên sự sống động… Ngoài việc tận dụng nguồn sáng tự nhiên để làm khô thoáng nhà vệ sinh, thì việc kết hợp nguồn sáng nhân tạo cũng rất quan trọng bằng việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng trang trí sẽ giúp không gian của nhà vệ sinh thêm lung linh huyền ảo hơn

8. Phòng con cái

Không nên đặt bàn đèn trong vì chúng có thể làm đổ vỡ hoặc vướng víu. Ở khu vực này, bố trí đèn tường, đèn trần là tốt nhất. Cũng không nên để ánh sáng yếu và mất ổn định (chớp tắt liên tục), gây hại mắt. Dùng loại bóng đèn không phát nhiệt và bóng đèn phải có lớp bảo vệ bên ngoài, tránh tầm với của trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề trong thiết kế nội thất hãy xem tại: kiến thức về thết kế nội thất

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[contact-form-7 id=”78″ title=”Contact”]


Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *